Ảnh hưởng chính về môi trường khi khai thác bằng gàu là sự thay đổi địa hình đáy biển. Điều này có thể dẫn đến sự xói lở bờ biển.
Khai thác bằng vòi hút thuỷ lực tạo nên dòng nước xoáy làm vẩn đục các hạt mịn trên một diện tích rộng lớn và tái tích tụ trên đáy biển. Sự tích tụ này cũng như tăng độ đục của nước làm thay đổi đặc điểm của đáy biển làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật, nhất là sinh vật đáy và làm thay đổi bản chất quần thể động thực vật trong vùng.
Kết luận
Cát sạn đáy biển là một loại hình khoáng sản mới ở Việt Nam. Đây là một vấn đề mới đối với công nghiệp vật liệu cát đá xây dựng của Việt Nam, nhưng trên thế giới người ta đã khai thác và sử dụng từ lâu ở độ sâu từ 10 -35 m nước và chiếm tỷ trọng 30% trong số cát sạn dùng làm bê tông (Nhật Bản). Tuy giá thành cát sạn không cao, nhưng do nhu cầu cấp thiết nhiều nước trên thế giới đã khai thác và đem lại nguồn lợi lớn do nguồn tài nguyên này ngày càng hạn chế trên đất liền, mà sự khai thác có tác động đến môi trường. Mặt khác, khai thác cát sạn đáy biển cũng có một loạt khó khăn, như khả năng làm giảm nguồn lợi vùng nước biển nông, tăng ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng gia tăng sự tranh chấp về cá ở những vùng khai thác.
Hiện nay, nhu cầu xây dựng của đất nước đang cần loại nguyên liệu này, nhất là các khu công nghiệp và công trình ven biển. Ở nước ta mưa nhiều nên vấn đề rửa muối và loại trừ các vụn carbonat, khoáng vật nhẹ có thể thực hiện dễ dàng. Sự đền bù cho ngư dân khi khai thác cát sạn đáy biển là một vấn đề nghiêm túc, vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, tại những vùng hiện nay đã phát hiện được các bãi cát sạn thường ít trùng với các ngư trường truyền thống ở Việt Nam. Vấn đề này có khả năng giải quyết thoả đáng.
--->>> Xem thêm bài viết "Những vấn đề cần quan tâm khi khai thác cát xây dựng đáy biển" để hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp mới này
( Theo: http://catdaxaydung24h.net/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét